10 Loại Trà Nổi Tiếng Của Việt Nam (phần 1)
10 LOẠI TRÀ NỔI TIẾNG CỦA VIỆT NAM (phần I)
“một tách trà thơm đón mặt trời
Hương nồng thoang thoảng tỏa muôn nơi
Thanh thanh chat chat lòng tĩnh lặng
Ngọt ngọt thơm thơm tâm chẳng rời”/
Thập đại danh trà là một cái tên gọi mỹ miều để nói về một số loại trà đặc biệt nhất của các vùng miền Trung Hoa. Với hàng ngàn năm lịch sử và nhiều vùng địa lý khác nhau thì không khó để thấy rằng đất nước Trung Quốc có đa dạng các loại trà đặc biệt của mỗi vùng miền. Vậy thì Việt Nam cũng là một nước với truyền thống uống trà tự xưa thì có Thập đại danh trà không. Tất nhiên việc mượn tên gọi này chỉ mang tính tượng trưng nhưng thực tế ở Việt Nam cũng có rất nhiều loại trà ngon và đặc sắc như một đại diện tiêu biểu cho mỗi vùng miền trong thú uống trà. Thử kể tên 10 loại trà ngon nổi tiếng của Việt Nam nhé.
1. Trà shan tuyết cổ thụ
Những cây trà mọc trên đỉnh núi cao quanh năm mây mù bao phủ và có hàng trăm năm tuổi đời cho ra giống trà gọi là shan tuyết. Hiện tại, có thể tìm thấy cây trà shan tuyết ở rải rác các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, …nó là một thứ thượng phẩm quý giá để đãi khách quý. Shan tuyết nghĩa là tuyết trên núi bắt nguồn từ sắc trắng tinh khôi của lớp lông mao dày trên búp non. Có người ví von vẻ đẹp của trà Shan tuyết là nét tươi trong của thiên nhiên cây cỏ, là hương thơm say sưa của rượu ngô bản làng, là tuyết trắng tinh khôi của màu đông. Tất cả hòa quyện làm một tạo nên thứ trà đặc sản ngon ngây ngất lòng người.
2. Trà Tân Cương (Thái Nguyên)
Thái Nguyên được biết đến là địa phương nổi tiếng về trà, tuy vậy ít ai biết được rằng không phải vùng nào của Thái Nguyên cũng trồng được trà ngon, bởi thổ nhưỡng của mỗi vùng khác nhau và cây trà sẽ phù hợp với một trong số đó. Nói đến trà Thái Nguyên ngon là nói đến trà được trồng ở xã Tân Cương, hay còn gọi là trà Tân Cương Thái Nguyên. Là một thức uống phổ biến, nó đã đi vào thơ ca:
“thoang thoảng hương cốm bay
Búp xanh non như ngọc
Trà thái nguyên ngọt giọng
ấm lòng khách tri ân”
Trà Thái Nguyên ngon được đánh giá bởi hương thơm cốm, nước xanh trong và vị hậu ngọt, ban đầu vị hơi nhần nhận đắng chứ không chat nhé. Một số người mệnh danh trà Thái nguyên là đệ nhất trà của Việt Nam cũng có lý do của họ. Với hương vị đặc biệt, độc đáo nhất không thể lẫn và tìm thấy ở bất cứ đâu trên thế giới. Thưởng thức trà Tân Cương (Thái Nguyên) giống như một thiếu nữ xuân sắc khiến cho ai cũng phải ngẩn ngơ mỗi khi thử qua. Trà Tân Cương (Thái Nguyên) mang vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của người con gái Việt chứ không kiều diễm mỹ lệ như trà Long Tỉnh hay Thiết Quan Âm của Trung Hoa.
Bởi vẻ đẹp ấy nên người thưởng thức càng uống càng thấy ngon, thấy dư vị tinh tế đủ để cảm nhận qua nước xanh vàng lá mạ, qua hương thơm cốm nhẹ đưa, qua vị hậu ngọt ngào như cơm nếp mỗi độ gió Đông về.
Trà Tân Cương (Thái Nguyên) ngon nhất là vào vụ xuân.
3. Trà mạn hảo
Có lẽ ít người còn biết thứ trà này, dường như nó đã thất truyền hoặc chỉ được sử dụng trong một cộng đồng nhỏ. Trà mạn hảo của Việt Nam không phải là một thứ trà có tên tương tự của Trung Quốc. Nguyên liệu làm trà mạn hảo từ những búp 1 tôm 2 lá của giống trà shan tuyết ngon nhất. Qua quá trình lên men làm cho hương vị của trà cổ thụ bớt chat mà ngọt thanh, rất dễ uống mà không có nhầm lẫn ở đâu được.
“làm trai biết đánh tổ tôm
Uống trà Mạn Hảo ngâm nôm Thúy Kiều"
Hiện nay, nhiều đơn vị đã đầu tư tâm huyết và tiền của để nhằm khôi phục thứ trà trứ danh này nhưng số lượng sản xuất cũng chưa thật nhiều và cũng chưa được nhiều người biết đến.
4. Trà bạng
Trà bạng gắn liền với đồng bào dân tộc người Mường, người Thái và là biểu trưng của vùng trồng trà Thanh Hóa. Nơi đây ngày trước cũng là vùng trồng trà trứ danh và có đặc sản tiến vua nhưng ngày nay dấu vết không còn nhiều.
Trà bạng đặc biệt ở cách chế biến độc đáo, nguyên liệu làm từ những lá trà bánh tẻ phơi khô rồi giã nát rồi đun lên uống. Cách làm này làm cho trà có hương vị rất đặc biệt không giống bất cứ loại trà nào khác: chất trà đậm nhưng vẫn giữ được nguyên hương vị của trà tươi nên uống dễ bị say. Thưởng thức trà bạng tuyệt vời nhất là nhấm nháp chút chè lam đặc sản của Thanh Hóa. Hai thứ này kết hợp với nhau giống như uống trà Tân Cương (Thái Nguyên) ăn kèm với bánh đậu xanh Hải Dương vậy.
Rất hợp!
5. Trà đâm xứ Nghệ
Chắc hẳn mọi người ai cũng từng nghe hình ảnh ví von “bát chè cắm tăm” để nói đến độ đậm đặc của trà. Người dân xứ Nghệ xưa thường trước khi ra đồng uống 1 bát trà tươi, ăn vài củ khoai lang luộc. Còn khi nông nhàn họ cầu kỳ hơn bằng việc biến nước trà tươi thành trà đâm để thưởng thức
Giữa trưa hè oi bức của cái nắng xứ Nghệ và gió Lào nóng như thiêu đốt. cầm 1 bát nước trà đâm xanh ngắt thơm thơm và ngọt ngào chậm rãi thưởng thức thì vui thú biết chừng nào.
(còn tiếp)
Xem thêm:
Để lại bình luận