Trà Việt Nam: Không phải "đạo" mà là cuộc sống
Mặc dù cũng đã có bề dày lịch sử hàng trăm năm, và theo sự đánh giá của một số học giả thì Việt Nam là một trong những nơi phát tích của cây chè nhưng ở Việt Nam có Trà đạo hay chưa thì chưa ai dám quả quyết. Tất nhiên điều đó cũng không hề quan trọng, bởi vì mỗi dân tộc qua quá trình hình thành, và phát triển đều đã tích luỹ được những đặc trưng văn hoá của dân tộc mình. Sẽ là vô duyên nếu đem so sánh thú uống Trà thanh tao, giản dị của người Việt với những nghi thức Trà đạo u nhã mà huyền hoặc của người Nhật, hoặc với những Triết lý Trà thâm viễn của người Trung Quốc. Việc uống trà, đối với người Việt cũng bình dị như chính cuộc sống này vậy.
Các dân tộc ở châu Âu, châu Mỹ quan niệm trà là một loại đồ uống bổ dưỡng có lợi cho dưỡng sinh, chính vì thế, họ thường sử dụng các loại trà đen, đóng túi lọc, khi uống bỏ thêm đường viên, đường thẻ hoặc ăn kèm với một vài loại bánh ngọt, vừa tiện lợi, nhanh chóng, đồng thời vẫn tận hưởng hết được mọi chất bổ dưỡng.
Người Nhật thì lại không coi đây là một hạng thú vui ẩm thực thông thường, mà nâng việc uống trà lên thành một nghi lễ (Trà đạo-Theisme). Cuộc thưởng trà của họ diễn ra trong nhiều tiếng đồng hồ, với rất nhiều nghi thức nghiêm cẩn, cầu kỳ và rắc rối. Chủ tâm của họ không hướng đến sự thưởng thức hương vị, trần tục của loại phẩm ẩm này, mà là muốn dẫn dắt các trà đồ trong một cuộc hành hương miên viễn vào Thiền giới.
Trong nền văn hoá lâu đời và bề thế của đất nước Trung Hoa, văn hoá Trà chiếm một vị trí không nhỏ. Khác với người Nhật, người Trung Quốc không coi trà như một thứ tôn giáo, mà họ lại tìm thấy ở Trà một triết lý nhân sinh. Một thái độ sống. Qua những tác phẩm tiêu biểu về Trà như: Trà kinh (Lục Vũ-đời Đường) hoặc Trà ca (Lô Đồng- đời Đường) có thể thấy qua việc uống trà, họ muốn tìm kiếm một tâm thế an nhiên, tĩnh tại, giúp cuộc sống thư thái, quên đi mọi phiền não, bon chen. Tuy nhiên là một đất nước ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho giáo cho nên văn hoá trà Trung Hoa xét cho cùng là văn hoá trưởng giả, văn hoá của các bậc “chính nhân quân tử”. Những quí tộc, quan lại, thương gia, phú hộ, những tao nhân mặc khách. Chứ không phải thứ nghệ thuật ẩm thực của quảng đại quần chúng nhân dân.
Mặc dù cũng đã có bề dày lịch sử hàng trăm năm, và theo sự đánh giá của một số học giả thì Việt Nam là một trong những nơi phát tích của cây chè, nhưng ở Việt Nam có Trà đạo hay chưa thì chưa ai dám quả quyết. Tất nhiên điều đó cũng không hề quan trọng, bởi vì mỗi dân tộc qua quá trình hình thành, và phát triển đều đã tích luỹ được những đặc trưng văn hoá của dân tộc mình. Sẽ là vô duyên nếu đem so sánh thú uống Trà thanh tao, giản dị của người Việt với những nghi thức Trà đạo u nhã mà huyền hoặc của người Nhật, hoặc với những Triết lý Trà thâm viễn của người Trung Quốc. Việc uống trà, đối với người Việt cũng bình dị như chính cuộc sống này vậy.
Trà có có mặt khắp nơi, trong các phòng khách sang trọng, với những trà cụ nạm vàng, mạ bạc, hoặc dưới những mái tranh nghèo sậm màu mưa nắng, hoặc giả có khi ở ngay đầu bờ ruộng buổi cày trưa, với đồ đựng là những chén sành, bát sứ mộc mạc, thô sơ. Người Việt bắt đầu ngày mới với một chén trà “bình minh nhất trản trà”1.
Bạn bè xa nhau lâu ngày gặp lại, mời vào uống trà (trước khi ăn cơm, uống rượu), mở đầu các cuộc họp bàn công việc gia đình, họ mạc, làng xã, hoặc ngay cả công việc quốc gia đại sự cũng bắt đầu bằng một tuần trà. Thậm chí ngay cả khi muốn giải quyết những hiềm khích, hiểu lầm, những người láng giềng cũng mời nhau sang nhà uống trà “để nói chuyện”.
Trà còn là phương thuốc dân gian để chữa trị các chứng bệnh thường gặp như: thực tích (ăn không tiêu); đau bụng đi ngoài; kiết lỵ; đau đầu...
Như vậy còn hơn cả một nghệ thuật. trong đời sống của người Việt, Trà không những là một thức uống vừa bình dân vừa cao cấp, một thứ dược liệu chữa bệnh, mà còn là một phương tiện để giao tiếp, để chuyên chở tình cảm. Một thông điệp hoà bình.
Nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa châu Á. Việt Nam là một trong những cái nôi của cây chè. Cách đây hàng trăm năm cha ông ta đã biết thuần hoá cây chè hoang và chế biến nó thành thức uống hàng ngày trong gia đình.
Trong tác phẩm “Vân Đài loại ngữ” (1773), nhà bác học Lê Quí Đôn viết: “Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiên, Am Giới, và Am Các huyện Ngọc Sơn, Thanh Hoá, mọc xanh um đầy rừng, thổ nhân hái về phơi hoặc sao khô rồi nấu nước uống, thứ nước này uống vào khiến cho tinh thần sảng khoái, mát gan, mát phổi, giải khát ngủ ngon...”
Trải qua hàng trăm năm, nay Trà đã trở thành đồ uống không thể thiếu của hàng tỷ người khắp hành tinh. Với hai loại sản phẩm chủ yếu là: Trà xanh, trà đen, và những dẫn suất của nó như trà Lipton; Dimah; Hồng trà... Những người sành Trà hẳn biết các loại trà danh tiếng chủ yếu lại tập trung ở khu vực châu Á, với những thương hiệu nổi tiếng như: trà Long Tỉnh, trà Thiết Quan Âm; Trà Vũ Di; Trà Bích Loa Xuân (Trung Quốc); Trà Tân cương-Thái Nguyên (Việt Nam)...
Để trở thành một sản phẩm chè có thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm phải có chất lượng đặc thù.Các nhà khoa học đã chỉ ra các điều kiện quyết định như: đất trồng,tập quán canh tác và yếu tố về khí hậu mà cụ thể là bức xạ nhiệt là quan trọng nhất. (Theo các nhà khoa học xác định, tại vùng Tân Cương- Thái Nguyên có tổng bức xạ nhiệt: 122,4 kcal/cm2/năm, trong đó lượng bức xạ hữu hiệu là 61,2kcal/cm2/năm). Đây chính là yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng chè Tân Cương Thái Nguyên. một loại đệ nhất danh trà ở Việt Nam, thưởng thức một lần khó quên bởi chưa uống, các trà hữu đã bị chinh phục bởi hương cốm ngào ngạt, và uống xong rồi vị đậm chát ngọt hậu còn vương vấn mãi không thôi.
Thi chế biến chè bằng phương pháp thủ công trong ngày hội - Ảnh: Trần Sáng
Ý thức được điều kiện “thiên thời-địa lợi” đó, Thái Nguyên đã có những đầu tư cần thiết để tôn vinh thương hiệu Trà của địa phương mình. Đặc biệt nhất là việc tổ chức hội Trà xuân. Hội diễn ra vào ngày mồng 01 tháng 02 hàng năm. Cùng với những trò chơi dân gian quen thuộc của khu vực đồng bằng châu thổ bắc bộ và miền núi phía bắc như: Múa Lân, ném còn, kéo co, đấu vật... hội còn những màn thi rất độc đáo như thi cây chè, thi chế biến chè, thi trà thành phẩm, thi thưởng trà...
Mở đầu hội là cuộc diễu hành của 16 cây chè, đại diện cho những xóm thành viên của khu vực chè đặc sản Tân Cương. Đó là những cây cây trà xuân đang ở độ sung sức. Cành, tán xoè ra tứ phía đều chằn chặn, chứng tỏ quá trình sinh trưởng của nó đã được chăm sóc đốn tỉa hết sức chu đáo. Xanh rợp bên trên là những búp trà xuân mơn mởn căng mọng, hứa hẹn hương vị của loại đệ nhất danh trà. Cây chè “thủ khoa” sẽ được đặt lên kiệu hoa công kênh diễu hành một vòng hội rồi đem trả về nơi nó đã sinh ra. Có người cho rằng ở đây có sự ảnh hưởng của tín ngưỡng Bái Vật giáo. Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu văn hóa Thái Nguyên - Trần Tuấn Long - Trưởng Ban giám khảo, thì cây chè đã mang lại cho họ cuộc sống no ấm cho thôn dân- vậy thì họ sẽ đối đãi với nó như đối với một người bạn tốt, chứ không phải là một vị thần.
Phần thi trà thành phẩm do các gia đình thôn dân mang đến. Trà được đánh giá theo bốn tiêu chuẩn: Thanh, Sắc, Vị, Thần. Trà ngon là loại trà có màu nước xanh ánh vàng mật ong (Thanh); cánh cong như móc câu, đều đặn, nhìn thẳng màu đen, nhìn nghiêng thì xanh (Sắc); uống vào có vị đậm đà, bùi, ngầy ngậy, có mùi cốm trong miệng, uống xong có vị ngọt đọng lại rất lâu (Vị); hương thơm quyến rũ, chỉ có ở trà, không thể lẫn vào thức uống nào khác, đem lại sự sảng khoái, thăng hoa cho người thưởng trà (Thần). Loại Trà đạt được những tiêu chí đó được gọi là trà “thượng ty”.
Một phần thi sôi động thu hút rất nhiều người cổ vũ là thi: chế biến chè bằng phương pháp thủ công. Trên một sân bãi rộng đắp sẵn hai mươi chiếc bếp lò, trên đó đặt hai mươi chiếc chảo gang. Mỗi đội gồm có ba người, (một người sao chè và hai người phục vụ). Sau tiếng trống lệnh, các bếp đồng loạt nổi lửa, trong vòng ba tiếng đồng hồ họ phải biến 5 kg chè búp tươi thành 1 kg chè khô thành phẩm.
Tiếng lửa cháy phần phật hoà trong tiếng cổ vũ của các cổ động viên, những cánh tay thoăn thoắt đảo, lật, tiếp củi, dỡ chè, những gương mặt rực hồng, căng ra trong quyết tâm chiến thắng. Song dù chạy đua với thời gian đến đâu (thời gian cũng là một tiêu chí để chấm điểm), họ vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc trong qui trình chế biến chè, qua các công đoạn như: ốp, vò, sao khô, sàng búp, lấy hương, lấy mốc....
Chế biến chè thủ công (còn gọi là sao chè) là một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và tinh tế, ví như công đoạn đầu tiên là ốp chè, cần to lửa, nếu lửa nhỏ chè sẽ bị đỏ, nhưng lửa to mà đảo chè không nhanh và đều tay chè sẽ bị cháy, ngay như vò chè là một việc tưởng chừng rất đơn giản, chè ốp xong được tãi ra một chiếc nong to cho bớt nóng, người sao chè dùng chân trần, vò, đạp sao cho kiệt hết nước thì đổ vào tiếp tục bước sao khô. Chỉ có vậy, nhưng vò không đúng cách, cánh chè sẽ bị vụn, dù các công đoạn khác có làm tốt đến mấy cũng khó có thể xếp loại vào hàng chè “thượng ty” được.
Hội Trà xuân chỉ diễn ra trong ngày, nhưng qua đó bản sắc, lịch sử văn hoá xứ Trà sẽ phần nào thấm vào lớp trẻ nơi đây. Theo chân hàng nghìn du khách về dự hội, hương vị trà Thái Nguyên đã lan toả đi khắp mọi phương trời.
Chè tân cương, chè thái nguyên,chè tân cương thái nguyên, che tan cuong thai nguyen, che tan cuong, che thai nguyen, Tân Cương Xanh, chè biếu, trà biếu,chè biếu tết, trà biếu tặng, bán chè thái nguyên, chè thái nguyên ngon, bán chè tân cương, giá chè thái nguyên, giá chè tân cương, công ty bán chè thái nguyên, công ty bán chè tân cương, chè xanh thái nguyên,chè mạn, cung cấp chè tân cương thái nguyên tại hà nội,bán buôn chè tân cương thái nguyên, cung cấp chè tân cương thái nguyên cho các đại lý,chè ngon thái nguyên ở hà nội,chè búp,trà tân cương,trà thái nguyên,trà tân cương thái nguyên,tra thai nguyen,tra tan cuong,tra tan cuong thai nguyen, trà ô long
Trần Sáng
Để lại bình luận