• Single Content

    Trà ô long và chè thái nguyên

     


    Từ rất lâu rồi, ở vùng núi sâu An Khê Phúc Kiến, có người thợ săn gọi là Hồ Lương. Một ngày trở về nhà sau khi săn thú, mặt trời lên cao, thời tiết nóng nực, Hồ Lương sợ thịt ôi hỏng, bèn tiện tay ngắt vài lá cây ven đường che đậy. Sau lại thấy nhà mình có mùi hương thơm ngát. Tìm quanh quẩn trong ngoài, mới biết hương thơm tỏa ra từ lá cây đã ngắt. Anh dùng lá cây ngâm vào nước, uống thấy tinh thần muôn phần sảng khoái. Hồ Lương không quản đường xa, tìm tới nơi, đào cây mang về trồng. Nhưng mùi vị pha không giống như trước. Anh suy nghĩ mông lung, rồi hiểu rằng, lá trà phải phơi nắng, gia công rồi mới có hương thơm. ”Hồ Lương” phát âm ngôn ngữ địa phương gần giống ”Ô Long”. Người dân trong vùng ghi nhớ công lao Hồ Lương liền gọi loại trà này là ”Ô Long trà”

    Tra o long là loại trà nổi tiếng trên thị trường thế giới. Trà ô long có hình dạng đặc trưng là được vê thành từng viên tròn, màu xanh đen, bóng. Trà có mùi rất thơm và bền, búp chè hái xong bỏ vào túi để héo chưa chế biến đã dậy mùi thơm. Tùy theo thị hiếu của người tiêu dùng trà Ô Long được chế biến theo các qui trình công nghệ khác nhau để sản phẩm có màu nước: vàng xẫm, vàng đậm, vàng đỏ. Vị chè Ô Long chát dịu, nồng hậu. Hương chè Ô Long có nét đặc trưng riêng thơm đượm, có thể pha tới nhạt nước mà chén trà vẫn thơm. Mùi thơm của bản thân búp chè không có lai tạp. Đây chính là nét đặc trưng riêng của chè Ô Long mà các sản phẩm chè khác không có

    Những búp trà Ô Long chứa đựng nhiều chất khoáng có lợi cho sức khỏe, được bảo lưu dinh dưỡng và dược tính sau nhiều công đoạn chế biến bằng công nghệ chân không hiện đại. Chất tanin ngọt, chát giúp cơ thể phòng chống ung thư, tinh thần minh mẫn. Hàm lượng canxi cao giúp hệ xương vững chắc, tác dụng chống lão hóa được xem là hiệu quả nhất đối với loại trà này. http://olongtra.com

    Người Việt Nam và thế giới đã biết sử dụng trà làm thức uống từ xa xưa, nhưng cây chè có từ khi nào, nguyên sản của nó ở đâu còn là một cậu hỏi đầy thú vị!

    “Quê hương của cây chè” hoặc nói theo các nhà chuyên môn thì “nguyên sản” xa xưa của cây chè ở đâu ? Đó là một vấn đề khoa học và đồng thời là một vấn đề kinh tế rất lớn. Xét nguồn gốc nguyên sản của một cây trồng thường có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực dẫn giống nhập giống vào một nơi mới, đồng thời còn có ý nghĩa về lịch sử văn minh, văn hoá, ngôn ngữ của một dân tộc. Cây chè từ xưa đến nay vẫn được coi là một trong những căn cứ khoa học để xác định trung tâm của nguồn gốc cây trồng, để phản ánh nền văn minh của loài người.

    Nhà thiên nhiên học Thuỵ Điển Carl von Linne nổi tiếng về những công trình thực vật học từ hơn hai thế kỷ nay đã đặt tên khoa học cho cây chè là Thea sinensis có nghĩa là, chè Trung Quốc. Vấn đề đến đây tưởng như đã được dứt điểm nhưng thực ra mới chỉ bắt đầu, vì cũng có ý kiến cho rằng còn có cây chè Ấn Độ, nguyên sản cây chè ngày nay là ở vùng At Sam.

    Theo Lucien guiot (1964) các nơi mọc tự nhiên của cây chè (thea sinensis) ở vào các vùng núi miền tây nam Trung Quốc và bán đảo Đông Dương (Việt Nam, Lào, Thái lan, Bắc Miến Điện). Khi đặt tên cho cây chè, chắc Linne không ngờ là đã khơi ngòi cho một cuộc tranh cãi diễn ra gần 200 năm.

    Để lại bình luận

    Sale

    Không sẵn có

    Hết hàng