Trà Ô Long Đài Loan
Nhắc đến nông nghiệp Đài Loan không thể không nói đến trà ô long - niềm tự hào của xứ sở. Ở cửa hàng trà, bán trà là điều hiển nhiên nhưng lúc đầu chúng tôi không hiểu tại sao lại bán cả mật ong, sau mới vỡ lẽ ra rằng thứ dung dịch nâu nâu, sâm sẫm đựng trong chai đó là dầu trà, được tinh lọc từ quả. Nó có thể uống trực tiếp hay dùng như mọi loại dầu ăn khác để xào thịt, rang cơm hay nấu nướng. Nghe cô chủ nhỏ bảo nếu dùng ăn hàng ngày, trong một thời gian dài dầu trà có tác dụng chữa phế quản, đau dạ dầy, bệnh đường tiêu hóa rất hiệu nghiệm.
>> Từ cây cau, lá trầu đến những độc chiêu công nghệ Mỗi chai dầu 650ml được bán với giá 500 Đài tệ tương đương với khoảng 600.000 ngàn đồng/lít. Có lẽ đây là loại dầu ăn đắt giá nhất thế giới? Tiến sĩ Trần Lập An, một chuyên gia về trà của Đài Loan, thừa hưởng truyền thống hàng trăm năm trồng trà, chế biến trà của gia tộc ngay từ trong bào thai. “Trà ngon, nhìn trên mặt nước pha như có một lớp dầu mỏng tráng nhẹ”, chị truyền kinh nghiệm. Loại trà núi cao đó có giá tương đương 15 triệu đồng/kg nhưng dường như chỉ hợp khẩu vị của người Trung Quốc, thơm mà không có vị đậm, uống vào nhạt nhẽo chứ không chát rồi ngọt hậu như loại trà “cắm tăm” của người Việt.
Trong lúc giới thiệu sản phẩm, một màn chiếu được hạ xuống, tiếng nhạc dập dìu nổi lên. Thật tự nhiên, bà giám đốc đã ngoài năm mươi tuổi bận cái váy thanh tú cùng nhân viên sải những bước chân điêu luyện như đang trên sân khấu của bước nhảy hoàn vũ. Hết nhảy, họ lại cầm míc hát say sưa những bài hát không hề trùng với đại lục. “Sang kưa hảo! Sang kưa hảo”. Hát tốt lắm! Hát tốt lắm! Tiếng vỗ tay và những lời nhận xét không hết trầm trồ vì thán phục. Người Đài có giọng thật khỏe, cao vút và phải nói là vượt trội so với số đông người Việt. Không biết có phải đó là kết quả của việc luyện thanh nhạc, tập khí công hay là bởi uống cao sơn trà, lão trà? |
Để lại bình luận