Sản lượng tăng mạnh - Giá Chè Tân Cương Hạ Nhiệt
Dạo quanh thị trường ngày áp Tết nguyên đán, thấy ngay giữa xứ chè mà giá chè thái nguyên bình quân tại các chợ trên địa bàn Thái Nguyên tăng chóng mặt.
Giá chè loại bình thường khoảng 200-300 nghìn đồng/kg, giá này cao hơn giá lúc chính vụ (tháng 5-8) khoảng 40-60 nghìn đồng/kg
Ngay tại một số vùng chè đặc sản của Thái Nguyên như Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Trại Cài, Khe Cốc, La Bằng…thì giá một số sản phẩm chè được bán cao gấp đôi, thậm chí gấp 4 lần so với giá bán bình quân tại các chợ đầu mối.
Thái Nguyên hiện có 17.660 ha chè, trong đó có trên 14.000 ha chè kinh doanh. Trong năm 2010, Thái Nguyên xuất khẩu được khoảng 7.000 tấn, chiếm khoảng 20% sản lượng chế biến chè của tỉnh. |
Có những sản phẩm chè đã lên tới 500 nghìn đồng/kg (chè Bát Tiên), trong khi giá cùng thời điểm này năm ngoái là 250 nghìn đồng/kg.
Gia đình anh Bình - một hộ sản xuất chè tại Khe Mo (Đồng Hỷ) cho biết, cùng một loại chè bình thường vào dịp Tết năm ngoái bán 200 nghìn đồng/kg, năm nay giá bán gần gấp đôi (380 nghìn đồng/kg) và giá sẽ còn nâng lên nữa trong những ngày áp Tết nguyên đán.
Chị Hiền (TP Thái Nguyên) cho biết, cách đây 1 tuần chị mua 1kg chè cành biếu sếp với giá 400 nghìn đồng/kg thì giờ chị phải mua với giá 500 nghìn đồng/kg, “1 tuần mà tăng thêm 100 nghìn đồng/kg, mình là dân bản địa mà còn mua giá này thì ở nơi khác không biết giá còn tăng đến mức nào” – chị Hiền băn khoăn.
Nhưng chị Hiền (TP Thái Nguyên) cũng cho rằng, khi biếu quà thì chè được chọn vào loại hàng đầu vì vừa có ý nghĩa là quà quê (ít mang tính vật chất), vừa có thương hiệu chè Thái nên dù có đắt hơn cũng mua.
Gia đình bà Liên (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) trước Tết chưa đầy 1 tháng lặn lội vào tận Trại Cài (Đồng Hỷ) mua chè tuyết để đi biếu người thân quen với giá 250 nghìn đồng/kg. Nhưng vì quên không mua chè uống Tết cho gia đình, bà Liên vừa phải mua 1kg chè tuyết cùng loại với giá 350 nghìn đồng/kg. “Thế mới thấy, với hơn chục kg chè mua trước đó, tôi đã tiết kiệm được 1 triệu đồng trong khoảng hơn 2 chục ngày, không thì cũng tiếc đứt ruột” – bà Liên… thở phào.
Anh Phương (Tân Lập, Thái Nguyên) hàng năm đều lấy chè từ mối quen để uống Tết nhưng năm nay anh phải chuyển lấy chỗ khác vì chỉ cách Tết 3 ngày mà mối quen đã hết hàng bán Tết.
Lý do càng gần Tết giá chè Thái Nguyên càng đắt được anh Bình (Khe Mo) phân tích: năm nay, do thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài nên chè xuân ra búp chậm, mọi năm vào thời điểm gần Tết gia đình anh đã có búp chè để hái nhưng năm nay hầu như không có, trung bình khoảng nửa tháng hái một lứa, còn năm nay cả tháng trời cũng không được nổi một lứa chè.
Thành ra, không có chè mới, nhiều gia đình “làm mới” chè từ tháng 8 để bán vào dịp Tết phục vụ nhu cầu chè trên thị trường.
Cũng do thời tiết, năm nay năng suất chè tại một số vùng trên địa bàn Thái Nguyên giảm khoảng 10-20% so cùng kỳ năm trước.
Cùng với đó, ngay từ chính vụ thì giá chè đã tăng hơn cùng kỳ năm trước từ 25-30% nên theo một người buôn bán chè thì chè khô phục vụ Tết tăng giá là “đương nhiên”.
Không ít hộ kinh doanh chè trên địa bàn TP Thái Nguyên trong vài ngày áp Tết đã “cháy hàng” vì ngoài tiêu thụ trong tỉnh còn được nhiều cơ quan, doanh nghiệp ở tỉnh bạn đặt hàng. Gia đình anh Nhật (Đồng Hỷ) năm nay không đủ chè bán Tết vì ngay trong tháng Chạp đã đóng gói hàng tấn chè phục vụ các cuộc hội nghị, các cuộc họp trên địa bàn tỉnh và cả trung ương.
Mặc dù vậy, theo dự báo của một số tư thương trên địa bàn Thái Nguyên thì sau Tết, giá chè Thái Nguyên sẽ chững lại và giảm dần do nhu cầu tiêu thụ cũng giảm .
Để lại bình luận