• Single Content

    Chè Thái Nguyên: Tăng doanh thu nhờ bảo hộ sở hữu trí tuệ

    Phát triển thành thương hiệu mạnh

    Khẳng định điều này, theo chủ nhiệm dự án Nguyễn Văn Vỵ, dự án đã giúp người dân vùng trồng chè cũng như hội viện của Hội sản xuất, chế biến và kinh doanh chè Thái Nguyên nâng cao nhận thức pháp luật về quyền SHTT; nâng cao khả năng điều hành, quản lý của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể, góp phần làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường và phát triển thương hiệu bền vững.

    Kết quả nổi bật nhất của dự án đạt được là Chính phủ đã chọn Thái Nguyên là đơn vị tổ chức Festival chè quốc tế đã được khai mạc tháng 11/2011 để tôn vinh sản phẩm chè của tỉnh Thái Nguyên. Sự kiện này đã được cả nước biết đến thông qua các đoàn tham gia liên hoan của 36 tỉnh và 12 quốc gia.Đặc biệt thời điểm triển khai dự án chỉ có 12 hộ được cấp quyền sử dụng NHTT, đến khi dự án kết thúc đã có 268 tổ chức, cán nhân được cấp quyền sử dụng NHTT. Điều đáng mừng là hiện nay nhiều tổ chức cá nhân tiếp tục đề nghị và đòi hỏi được cấp quyền sử dụng NHTT “Chè Thái Nguyên’ trong sản xuất và kinh doanh.



    Bên cạnh đó, dự án đã xây dựng được 3 mô hình ( mô hình công ty, hợp tác xã, nông hộ) thí điểm quản lý NHTT và hoạt động có hiệu quả. Những doanh nghiệp và các hộ gia đình trồng chè đã được hưởng lợi trực tiếp từ dự án.

    Theo thống kế của sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên, mỗi năm Thái Nguyên cung cấp cho thị trường nội tiêu khoảng 22.000 tấn chè hàng hóa với nhiều giá bán khác nhau, có loại như trà Ô long, trà cao cấp, trà hoa nghệ thuật có giá từ 1 triệu đến 6 triệu đồng/1 kg.  doanh thu đạt hơn 2.860 tỷ đồng năm.

    Không những phát triển mạnh ở thị trường trong nước mà chè Thái Nguyên còn được tiêu thu tại các thị trường Trung Quốc, Pakistan, Đài Loan, Nga, Mỹ, Nhật Bản…tập trung vào hai loại chè xanh và chè đen.

    Quan tâm chất lượng sản phẩm

    Trở thành thương hiệu mạnh nhưng TS. Nguyễn Văn Vy trăn trở, hiện nay cây chè là cây kinh tế chủ lực đem lại giá trị kinh tế lớn cho địa phương, tuy nhiên trong những năm qua do chưa được chú trọng đầu tư đúng mức tới kỹ thuật trồng và chăm sóc, chế biến và bảo quả sản phẩm chè, nên chất lượng sản phẩm không ổn định.



    Thực tế cho thấy, nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên đã được cục SHTT cấp văn bằngbảo hộ năm 2006, nhưng sau hai năm triển khai còn nhiều tồn tại và hạn chế, chưa nâng cao được danh tiếng của sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể trên thị trường. Đặc biệt việc thông tin, tuyên truyền quảng bá cho thương hiệu của sản phẩm cũng chưa được quan tâm đúng mức nên vị thế cạnh tranh trên thị trường còn thấp.

    Hơn nữa, người sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm chè chưa hiểu một cách đúng mức về nhãn hiệu tập thể. Vì vậy trên thị trường vẫn xuất hiện những hàng kém chất lượng và còn tình trạng hàng giả, hàng nhái….Việc quản lý nhãn hiệu tập thể gặp nhiều khó khăn cả về mặt pháp lý và tổ chức thực hiện. Việc giải quyết tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu, những yêu cầu pháp lý trong quản lý, kinh doanh, chuyển quyền sử dụng…cũng chưa được quan tâm đúng mức.

    Trong bố cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chè Thái Nguyên có rất nhiều cơ hội mở rộng thị trường, cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm chè khác trên thế giới. NHTT “Chè Thái Nguyên ’ được bảo hộ là 1 trong những điều kiện hết sức thuận lợi để khẳng định uy tín đối với khách hàng, đem lại giá trị cho người sản xuất.

    Tuy nhiên, người trồng chè, các doanh nghiệp chế biến chè và thương mại mới chỉ hiểu chè Thái Nguyên đã được bảo hộ độc quyền trên phạm vi cả nước, còn việc phát triển nhãn hiệu như thế nào để có hiệu quả lại coi như đó là trách nhiệm của Nhà nước. Đa số họ chỉ biết về quyền được xác lập trên văn bằng bảo hộ, không nhận thực được việc quan trọng sử dụng NHTT như là một lợi thế tích cực nhất trong việc mở rộng đầu tư và cạnh tranh trên thị trường.


    Vì vậy, để bảo tồn giá trị sản phẩm đặc sản của địa phương, khẳng định danh tiếng và nâng cao khẳ năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, ngoài chính sách quản lý, phát triển thị trường, cần phải đặc biệt chú trọng vào quản lý và phát triển nhãn hiệu chè tập thể “Chè Thái Nguyên’ cho sản phẩm có tính đặc sản này.
    Trước mắt cần thay đổi nhận thức cộng đồng về giá trị tài sản trí tuệ của nhãn hiệu tập thể. Việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ phải được xác định là một lợi thế tích cực nhất trong việc mở rộng thị trường và nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm.
    Ngoài ra một thực tế đáng lo ngại hiện nay là tình trạng không cần nhãn hiệu trong hoạt động thương mại, hoặc làm giả các sản phẩm có nhãn hiệu chè Thái Nguyên càng càng nhiều và khó xác định đâu là thật, giả.

    TS.Vỵ, nhận định, để tiến hành xây dựng NHTT “Chè Thái Nguyên” thành thương hiệu mạnh mà nổi tiếng thì phải giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến vùng nguyên liệu, công nghệ chế biến, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Hơn nữa để tránh tình trạng từ Bắc vào Nam đều có “Chè Thái Nguyên” nhưng không biết thật giả như hiện nay. ĐỒng thời các cơ quan quản lýNHTT “Chè Thái Nguyên” phải giám sát xem thành viên của mình sử dụng như thế nào, có tuân thủ các điều kiện sử hay không, có vi phạm gì hay không. Ngoài ra còn phải kiểm soát thị trường chống hàng giả.

    Để lại bình luận

    Sale

    Không sẵn có

    Hết hàng